4 Lưu Ý Quan Trọng Khi Chọn Máy Mài Góc

4 Lưu Ý Quan Trọng Khi Chọn Máy Mài Góc

Máy mài góc trên thị trường kỹ thuật còn gọi là máy mài cạnh, máy cắt đĩa, máy cắt,…Tên gọi quốc tế là Angel Grinder – là một thiết bị điện cầm tay đa năng có thể được sử dụng cho một loạt các công việc khác nhau bao gồm cắt mài nhẵn, làm sạch gỉ, đánh bóng, chà nhám bề mặt. Chúng có mặt khắp nơi gọi là xưởng công nghiệp, cơ khí, xây dựng, thậm chí là trong kho của cộng đồng DIY (Do It Yourself – Cộng đồng thích làm ra những vật tự tay mình).

Do tính phổ biến máy mài góc nên trên thị trường bạn sẽ thấy máy được sản xuất bởi nhiều thương hiệu danh tiếng như Bosch, Makita, DeWALT,… Tuy kiểu dáng, màu sắc khác nhau nhưng về cấu tạo và nguyên lý hoạt động bên trong, tất cả chúng đều tương đồng với nhau. Sự khác biệt thực sự nằm ở tổng thể chất lượng lắp ráp và sức mạnh của động cơ của máy.

Vậy giữa một “rừng hoa” máy mài góc đa dạng về tính năng, kiểu dáng và mẫu mã, thì làm cách nào để bạn nhặt lấy được “thanh gươm” phù hợp nhất, đúng chuẩn nhất cho bạn. Cách tốt nhất đó chính là cùng Prostock tìm hiểu bài viết về thông tin cần thiết, nhận biết cách so sánh các thông suất kĩ thuật từ nhà sản xuất đưa ra cho mỗi chiếc máy, và sau cùng là quyết định riêng mình.

Máy mài góc Makita cực phổ biến trong cơ khí

Những Lưu Ý Cần Thiết Khi Lựa Chọn Máy Mài Góc

Không có máy mài góc tốt nhất, chỉ có máy mài góc phù hợp nhất. Hãy lưu ý câu này trước khi bắt đầu cân nhắc, đánh giá lựa chọn máy. Vì tùy theo ngành nghề, công việc ứng dụng mà các thông số kỹ thuật máy sẽ tối ưu trong phạm vi mà bạn thường xuyên sử dụng chúng. Chẳng hạn, bạn không cần mua một chiếc máy GA6010 với đường kính đá cắt lớn chỉ để cắt những thanh sắt mỏng, nhỏ. Thay vào đó bạn có thể cân nhắc chiếc máy Makita 9556HB hay Makita 9553B để tiết kiệm chi phí cũng như không lãng phí công suất, tránh trường hợp “dùng dao mổ trâu để cắt cổ gà”.

1. Kích thước đĩa mài đá cắt

Đây là bộ phận không thể không có trên bất kỳ máy mài góc nào. Nên việc khá quan trọng trước khi chọn mua máy mài góc là xác định độ sâu, kích thước và chất liệu của vật mà bạn thường xuyên sẽ cắt, nghiền hoặc mài. Điều này sẽ giúp bạn xác định kích cỡ và loại đá mài, đá cắt cần thiết. Nhìn chung, hầu hết các nhà sản xuất chế tạo máy mài cầm tay phù hợp cho các kích thước đĩa sau: 115 mm –  4 ½ inhes, 125 mm – 5 inches, 150 mm – 6 inches, 180 mm – 7 inches, 230 mm – 9 inches.

Máy mài cũng như đĩa mài với kích thước phổ biến nhất sử dụng trong sửa chữa tại gia là 100 – 125 mm, bao gồm các công việc như: cắt ống sắt nhỏ, mài nhẵn các thanh kim loại trong nhà, khi sửa chữa, lắp đặt bằng các sản phẩm DIY (Do It Yourself),… chúng có giá thành hợp lí, vừa đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng.

Đối với những loại máy mài góc có kích thước đĩa khoảng 150 mm  – 180 mm (6 – 7 inches) phù hợp với công việc mài, cắt cốt thép hoặc làm sạch gỉ sét, sử dụng nhiều trong công tác cơ khí, thi công cơ điện,…

Đối với những công việc nặng hơn như cắt ống thép có đường kính lớn, thép dầm chữ I hoặc tấm lát lớn thì loại máy mài góc có kích thước đĩa cỡ 230 mm (9 inches) là phù hợp, thường thấy nhiều nhất ở các công trình xây dựng lớn nhỏ.

2. Tốc độ không tải của máy mài

Tốc độ không tải hay còn gọi là tốc độ xoay của máy là tốc độ tối đa mà đĩa mài quay khi không phải thực hiện công việc cắt hay mài nào. Tốc độ này thường được đo bằng số vòng quay trong một phút (rpm).

Bạn hãy lưu ý đến thông số kỹ thuật này của máy mài bởi vì một khi sử dụng thì thường tốc độ đĩa mài sẽ không đạt được mức tối đa này mà sẽ dao động phụ thuộc vào độ khó của công việc.

Các thông số vòng xoay không tải thường thấy là 10.000 rpm ở các máy cỡ vừa như Maktec MT967, Makita GA6010. Còn cỡ lớn thường xoay với tốc độ từ 6000 đến 6500 rpm như Makita GA7060, Makita GA9050. 

Cả 2 loại máy đều thực hiện tốt thao tác cắt và mài nhưng với những người thợ lành nghề, họ sẽ ưu tiên các máy có tốc độ quay lớn cho việc cắt vật liệu, vì vòng quay lớn, tạo được lực cắt mạnh hơn, giúp công việc giải quyết hiệu quả. Đến khi cần mài thì sẽ ưu tiên lựa chọn máy mài có tốc độ thấp để đánh bóng các chi tiết, đĩa mài sẽ hoạt động trơn tru và an toàn hơn.

Máy mài góc có tốc độ cao sẽ phù hợp với việc cắt hơn

3. Công suất máy mài góc

Một thông số chủ đạo mà nhắc đến máy móc nào cũng phải hỏi đến – Công suất. Chúng phản ánh khả năng làm việc của máy như thế nào. Máy có công suất lớn vận hành càng mạnh mẽ.

Đối với những nhu cầu sử dụng dân dụng trong gia đình như cắt gạch đá, mài cạnh, đánh bóng đồ vật thì bạn không cần công suất cao, các máy mài cầm tay tay từ 700 – 1.000W như Makita 9553B, MT969 là vừa tầm hoạt động, nhu cầu của mình

Những loại máy có công suất từ 1.000W đến 1.200W thường được sử dụng trong gia công nhẹ như sản xuất thiết bị inox, thi công cơ điện,…

Đối với ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, tiền chế thép, đúc thép, luyện kim thì loại máy có công suất 1.400W đến 2.500W rất được ưa chuộng.

Còn nếu sử dụng làm việc nặng nhọc trong môi trường xây dựng, thi công nên chọn các máy công suất lớn hơn ở mức 2.000W như MT902, Makita GA9020R01 mới chịu được áp lực cắt mài cường độ cao trong thời gian dài. Đây là thông số máy mài góc cầm tay rất quan trọng bạn nên tìm hiểu rõ khi lựa chọn sản phẩm.

4. Ưu tiên lựa chọn mua máy mài góc chính hãng

Những yêu cầu của bạn sẽ khá mập mờ nếu như bạn mới bắt đầu làm quen, sử dụng các loại máy. Vì thế hãy tìm đến những cửa hàng phân phối chính hãng như Prostock để chọn mua máy mài góc Makita, Bosch, Dewalt,.. Bạn sẽ luôn nhận được sự tư vấn nhiệt tình không mất phí, đúng đắn về kỹ thuật, hướng dẫn bảo hành chính hãng. Nhất định hãy ưu tiên lựa chọn máy mài góc chính hãng vì đó là an toàn cho bản thân cũng như tiết kiệm đáng kể phần chi phí sửa chữa, thay thế sau này qua một thời gian dài sử dụng.

 

Bài viết liên quan