TẤT TẦN TẬT về các loại động cơ máy Makita

TẤT TẦN TẬT về các loại động cơ máy Makita

MAKITA – Thương hiệu hàng đầu về máy dùng pin tại Nhật Bản

Thương hiệu Makita – Chinh phụ được hàng triệu người dùng kỹ thuật bằng các sản phẩm với tính bền bỉ, độ chính xác cao, thiết kế an toàn, vật liệu thân thiện môi trường.

Hơn 100 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất máy điện, cơ khí, phục vụ cho công nghiệp. Hiện nay khi nhắc đến thương hiệu Nhật này, các người thợ, kỹ sư công nghiệp đều biết đến rất nhiều chiếc máy khoan điện, khoan vặn vít dùng pin, máy cắt,…

Và đa phần trong các loại máy trên, Makita ứng dụng công nghệ động cơ chính là chổi than (hay còn gọi là bàn chải) và động cơ không chổi than. Và đây cũng chính là vấn đề nhiều người mua hàng cực kỳ quan tâm khi quyết định lựa chọn các dòng máy. Để trả lời được câu hỏi: “Nên sử dụng máy động cơ nào?”, thì xin mời Quý khách hàng hãy cùng Prostock tìm hiểu sâu hơn về sự khác biệt giữa 2 động cơ này qua bài viết dưới đây nhé.

Các loại động cơ máy Makita phổ biến

Ta được biết, động cơ theo nguyên lý cơ bản là hoạt động dựa trên lực điện từ làm quay trục rotor. Từ đó ứng dụng tạo thành các loại máy đa dạng về công năng, phù hợp nhiều nhu cầu của người dùng.

Vậy động cơ chổi than là gì?

Động cơ chổi than là loại đông cơ sử dụng cổ góp và chổi than để cung cấp dòng điện cho cuộn dây. Loại động cơ này có cuộn dây nằm trên rotor (nằm trên phần quay của động cơ).

Nguyên lý hoạt động của máy chổi than

Dựa trên cơ chế tiếp xúc giữa cổ góp, chổi than để giúp cung cấp điện vào cuộn dây. Phần chổi than trên loại động cơ này được lò xo lá hay lò xo cuộn đẩy để tiếp xúc liên tục và trượt trên bề mặt cổ góp hoặc vành trượt tiếp điện, duy trì tiếp điện cho phần rotor.

Vì cấu tạo của động cơ chổi than khá đơn giản, giá thành cấu tạo thấp, nên nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại máy thông thường như khoan cầm, máy đồ chơi, …

Thế còn động cơ máy Makita không chổi than?

Động cơ không chổi than là loại động cơ được hoạt động dựa vào từ trường vĩnh cữu và cảm biến xác định vị trí, không sử dụng chổi than giúp triệt tiêu ma sát, giảm tiếng ổn cho động cơ máy vận hành êm ái, từ đó sử dụng tiết kiệm điện hơn.

Nguyên lý hoạt động của động cơ không chổi than

Dựa trên việc xác định vị trí của rotor (động cơ nam châm vĩnh cửu) để điều khiển dòng diện vào cuộn dây stator tương ứng, nếu không động cơ không thể thay đổi chiều quay và khởi động tự động được.

Chính vì nguyên tắc điều khiển dựa vào vị trí rotor như vậy mà động cơ không chổi than luôn cần có một bộ điều khiển chuyên dụng phối hợp với cảm biến hall để điều khiển động cơ.

So sánh tính ưu và nhược điểm của động cơ có và không chổi than

Động cơ chổi than Động cơ không chổi than
Ưu điểm Hiệu suất ổn định 75-80%
Cấu tạo đơn giản không cần bộ điều khiển riêng biệt như động cơ không chổi than.
Vận hành đơn giản với một công tắc
Giá mua sản phẩm thấp hơn so với cùng loại không chổi than.
Hiệu suất cao 85-90%, vận hành nhẹ nhàng, êm ái dù ở vận tốc thấp hay cao.
Do được kích từ nam châm vĩnh cửu nên giảm tổn hao đồng và sắt, đồng thời giảm hao tốn năng lượng.
Có thể tăng tốc và giảm tốc trong thời gian ngắn.
Tiết kiệm được chi phí bảo trì, chi phí thay thế chổi than và vành trượt.
Độ bền động cơ (motor) cao hơn.
Nhược điểm Độ bền động cơ thấp hơn
Năng lượng thất thoát nhiều do sự ma sát giữ chổi than và rotor khiến mài mòn cuộn dây.
Phải thay thế chổi than đã mòn sau thời gian sử dụng.
Giá thành cao hơn, khó phổ biến trên nhiều sản phẩm.

Nên lựa chọn sản phẩm máy sử dụng chổi than hay không chổi than?

Không có sản phẩm nào tốt nhất, chỉ có sản phẩm phù hợp với người dùng nhất. Qua bài viết ta có thể thấy rõ được lợi ích có và không của hai loại động cơ máy Makita, nên tính quyết định sẽ nằm ở việc tìm ra điểm phù hợp của sản phẩm với nhu cầu hiện tại của mình.

Khi mua sử dụng trong gia đình với tần suất thấp, ta nên lựa chọn động cơ chổi than để tiết kiệm chi phí ban đầu.

Khi tính chất công việc đòi hỏi sử dụng thường xuyên hơn thì ta hãy cân nhắc đến động cơ không chổi than để tiết kiệm chi phí lâu dài về việc thay phụ kiện cho sản phẩm và nâng cao năng suất hiệu quả khi sử dụng.

 

 

Bài viết liên quan