Mẹo Phân Biệt Hàng Giả và Máy Thật Makita

Mẹo Phân Biệt Hàng Giả và Máy Thật Makita

Mẹo Phân Biệt Hàng Giả và Máy Thật Makita

Hàng giả hay còn gọi là máy giả Makita là những chiếc máy về cơ bản là giống máy thật về hình dáng bề ngoài đến hơn 90% mà khác nhau ở những vật liệu cấu thành bề trong. Chắc chắn là vậy rồi, vì nếu hình dáng khác nhau thì chúng ta không cần phải tìm hiểu hàng thật và giả, vì nhìn phát là biết ngay. Mà vì sao lại có hàng xuất hiện trên thị trường?

Mục đích của hàng giả là nhằm tạo ra 1 chiếc máy như thật với giá thành sản xuất siêu thấp nhưng lại bán với giá gần bằng máy thật, khiến người mua ưu tiên lựa chọn, sau đó đút túi 1 khoản tiền lời lớn. Biên độ lợi nhuận của máy giả khá lớn, nên thu hút nhiều nhà sản xuất “đạo” máy là vậy.

Và sẽ không có gì bàn cãi, tranh luận nếu một chiếc giả sản xuất ra và dán tên khác như Maki, Kita hay Mata, sơn màu đen, màu trắng, rồi bán với giá thấp thực sự đúng với giá trị của nó. Vì khi đó, người tiêu dùng đã biết chắc chắn đó là hàng gì, chất lượng thế nào, và họ sẽ chịu trách nhiệm trên quyết định mua hàng của mình. Chứ không rơi vào tình trạng mua nhầm máy giả với số tiền lớn và đối diện với sự thiếu an toàn khi sử dụng. Thật nguy hiểm

Về đề tài phân biệt Thật Giả của Makita, thì đối với những anh em kỹ thuật chúng ta nếu đủ lâu năm trong ngành sẽ phát hiện được khá nhiều điểm khác nhau để khẳng định chính xác 1 chiếc máy. Nhưng với người dùng mới chuyển sang lĩnh vực DIY (tự tay mình làm những điều mình thích) hoặc mới làm kỹ thuật thì hãy cùng PROSTOCK phân tích những điều nho nhỏ để phát hiện ra chúng và rồi hãy truyền tải đến những bạn bè, người quen trong ngành bạn nhé

Những đặc điểm cơ bản đặc trưng của chiếc máy Makita chính hãng

Để phân biệt hàng giả thì chúng ta hãy dựa vào 1 nguyên lý: Là bất kỳ nhà sản xuất danh tiếng nào cũng đều cho 1 và chỉ 1 mã máy với chiếc máy đó chỉ sẽ có một khuôn, một loại cấu tạo trước khi tung ra thị trường. Tất cả các máy mẫu, hàng lỗi đều được kiểm soát nghiêm ngặt. Sau khi đưa đến nhà phân phối như Prostock, Makita sẽ niêm yết 1 mức giá, hỗ trợ tài liệu kỹ thuật cho từng loại máy. Vậy nên điểm khác biệt đầu tiên dễ nhất đó là:

Giá bán không thể quá thấp so với thị trường

Không một doanh nghiệp nào mong muốn hoặc được phép nhập hàng mới về và bán lại mức giá thấp so với giá nhập hàng, trừ những trường hợp trong quá trình lưu kho xảy ra sự cố, hoặc hỏng hóc không mong muốn thì mới chấp nhận bán thanh lý. Vì thế, khi ai chào bạn giá rẻ hơn thị trường thì nghi ngờ ngay và tiếp tục xem xét các yếu tố kế tiếp để khẳng định chúng. Vẫn còn trường hợp bán giá bằng máy thật để họ định giá trước cho người dùng khỏi nghi ngờ.

Cho tôi xem tem chống hàng giả

Cách kiểm tra máy Makita chính hãng là đây, đã giả rồi thì tem chống vẫn làm giả được. Vì thế bạn hãy để ý tin mắt tí nhé. Trên toàn bộ máy của Makita đều có ghi rõ xuất xứ của của sản phẩm, từng nước sản xuất, team kiểm tra hàng giả trên từng mỗi máy, phiếu bảo hành chính hãng của Makita cho mỗi sản phẩm

Hàng chính hãng sẽ trang bị con tem 7 màu cực chuẩn, Tem thật sẽ có đường nét sắc, gọn, không nhòe hay bị tẩy xóa. Khi bóc tem này, bạn sẽ thấy xuất hiện dãy seri gồm 16 số. Ngoài ra nhãn mác sẽ viết bằng các font chữ rõ ràng và đậm hơn hàng giả, không bị phai màu.

Vài trường hợp: Máy Makita thật có dòng chữ Makita Genuine Product, còn giả sẽ không có tem hoặc có nhưng thay vì “Makita Genuine Product” thì đó là một dòng chữ Trung Quốc.

 

Hộp vỏ hàng thật sẽ chắc chắn, tinh xảo hơn

Nhãn mác, vỏ hộp là yếu tố đầu tiên, dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Máy Makita thật thường có vỏ hộp chắc chắn, cứng cáp, màu sắc của các chi tiết rõ ràng. Trên thân máy thật, chữ viết, hình ảnh in lên cũng rất dễ nhìn. Nếu các chi tiết này mờ nhạt, không rõ nét, có dấu hiệu bị phai màu, hãy lưu ý đó là một dấu hiệu hàng nhái nhé.

Logo thương hiệu Makita thật giả

Logo máy thật sẽ in chữ nổi và gắn liền với thân mình do công nghệ in trên khuôn cao cấp của hãng. Những nơi sản xuất nhái sẽ rất khó làm được điều này, thay vào đó là in 1 miếng chữ nổi logo ốp vào thân máy dưới dạng miếng ghép.

Xét thêm về cấu tạo bên trong máy Makita

Các chi tiết được cho là được cắt giảm đi hoặc thay thế các vật liệu kém chất lượng hơn nhầm giảm giá thành sản xuất, thì chắc rằng hàng giả sẽ để lại nhiều dấu vết nhận biệt như: Lớp vỏ thân máy sẽ rất dễ bị xước, toàn máy sẽ có trọng lượng khá nhẹ so với máy thật, cũng như động cơ dỏm hơn phát ra tiếng kêu không đầm và mạnh mẽ bằng máy xịn.

Những lớp chữ số in trực tiếp trên máy sẽ rất dễ bị phai nếu ta cào mạnh, điểm này không có ở máy thật.

Đối với dây điện, hàng thật dài hơn, cứng cáp hơn, lớp cao su bên ngoài dày hơn, dây đồng bên trong được quấn ổn định hơn.

Các yếu tố khác:

Công tắc: Trơn tru hơn khi bật ra, mở lại nhịp nhàng

Motor bên trong: dây đồng sẽ được quấn đẹp mắt, gọn gàng hơn so với hàng nhái

Dây điện trong động cơ: Phần đầu nối được bịt tỉ mỉ, còn máy giả thì để hở trần.

Các chi tiết đầu khoan, phụ kiện: Ngắn hơn, hoặc mỏng hơn so với máy thật.

Giấy bảo hành chính hãng Makita đâu?

Bộ tài liệu quan trọng của từng chiếc máy là đây, Tại các cửa hàng cung cấp máy thương hiệu Makita chính hãng, người mua sẽ được nhận phiếu bảo hành kèm theo sản phẩm, trong đó ghi rõ thời hạn bảo hành, điều kiện bảo hành… Những nơi làm nhái không chuyên sẽ không có được quyển hướng dẫn sử dụng cũng như bảo hành, hãy cẩn thận nhé

Hãy đút kết cho mình và chia sẻ với người thân các kinh nghiệm mua hàng kỹ thuật này. Đừng để mua nhầm máy mà còn ảnh hưởng đến nhiều hệ lụy sử dụng sau này. Nếu Anh em cần hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành, mua hàng về các loại máy khác, thì đừng ngại liên hệ Prostock để được tận tình trao đổi thông tin nhé.

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan